Chịu ảnh hưởng của phong cách Sengoku thời kỳ đầu Tokugawa. Họa tiết được vẽ màu rực rỡ, các đường nét mạnh mẽ.
Trong quá trình phát triển của Tokugawa, Gốm Mokubei được chế tác bởi những nghệ nhân bậc thầy. Vào thời kỳ này, Mokubei cùng với Ninsei và Kenzan được xem là 3 dòng gốm nổi tiếng quốc gia. Đặc điểm của phong cách này là hình ảnh con người trong cuộc sống yên bình với màu đỏ, vàng và xanh lá được sử dụng chủ yếu.
Lò nung được mở bởi gia tộc Daishoji, nhà Toyoda. Phong cách mềm mại, phản ánh thời đại Bunka-Bunsei (1804 - 1830). Nó kế thừa phong cách KUTANI cũ, sử dụng 3 màu sắc đặc trưng Xanh lá, Vàng, Xanh tím để miêu tả vẻ đẹp của loài chim, thiên nhiên, phong cảnh.
Chịu ảnh hưởng của Hán Học, thường miêu tả vẻ đẹp của Thất Hiền Nhân trong rừng trúc. Nét vẽ mỏng, được mạ vàng, mang lại vẻ đẹp kiều diễm.
Phong cách chịu ảnh hưởng của Eiraku Kazun của kinh đô Kyoto. Họa tiết vàng vẻ trên nền đỏ, tạo nên cảm giác “Huyền Bộc Hào Hoa”. Còn có cách gọi khác là Kim Lan Phong (金襴風) vẻ họa tiết tranh hoa điểu ngư trùng (hoa cỏ, chim chóc, cá, côn trùng).
Phong cách của thời kỳ Meiji, khi văn hóa phương Tây du nhập. Phong cách Shouza là sự pha trộn giữa văn hóa Truyền Thống Nhật Bản và các nước phương Tây. Kỹ thuật Thái Sắc Kim Lan Thủ (彩色金襴手) vẽ màu hình ảnh hoa cỏ, chim chóc, con người. Đây cũng được xem là phong cách kết hợp tất cả các kỹ thuật từ Ko-kutani và Kutani từ thế kỷ 19.
Kỹ thuật Thanh Lạp được sử dụng rộng rãi từ gia đoạn Taisho. Kỹ thuật được xem giống như gấm, các đốm xanh mịn được vẽ, sắp xếp công phu. Ngoài màu xanh, còn có màu trắng và một số ít màu vàng. Phong cách tạo cảm giác tinh tế và thanh tịnh.
Khoảng vào 1919. Nishi Taikichi đã giới thiệu phong cách này. Kỹ thuật tạo ra các bức tượng nhỏ hình Kì Lân, mèo may mắn Maneki-neko mang lại may mắn cho chủ nhân của nó.