薩摩焼 SATSUMA YAKI
1. Sự ra đời của gốm Satsuma (薩摩焼の誕生)
Từ năm 1592 – 1615, trong cuộc chiến Bunroku Keicho (文禄慶長) xâm lược Triều Tiên, hay có tên gọi khác là “Chiến tranh đồ gốm” (焼き物の戦争), Shimazu Yoshihiro (島津義弘) (lãnh chúa thứ 17 của nhà Shimazu) đã mang về hơn 80 thợ gốm lành nghề của Triều Tiên.
Trong đó, nổi bật hơn cả là nghệ nhân Park Hei (朴平意) và Kim Kai (金海). Khi đến với Kushikino (tỉnh Kagoshima), họ đã dựa trên nguồn nguyên liệu có sẵn, và phong cách gốm sứ của mình mà mở ra nhiều lo nung ở khắp khu vực. Sau đó, các lò gốm phát triển và chia thành 5 dòng chính: Naeshirogawa (苗代川系), Kanno (竪野系), Ryumontsuji (龍門司系), Nishikamata (西餅田系) và Hirasaki (磁器系).
Tất cả các dòng gốm ấy được gọi chung là Satsuma yaki. Cho tới thời điểm hiện tại, Naeshirogawa, Kanno và Ryumontsuji vẫn còn hoạt động.
2. Đặc điểm các dòng gốm Satsuma chính
a) Dòng gốm Naeshirogawa
Năm Khánh Trường thứ 4 (1599), nghệ nhân Park Hei mở lò gốm đầu tiên ở Kushikino. Nhưng sau đó, di chuyển đến Naeshirogawa ( hiện tại là Higashiichikicho Yuda). Lúc đầu, các sản phẩm chỉ được chế tác dựa trên nguồn đất sét đến từ Triều Tiên hoặc nguốn đất sét sẫm màu Kuromon. 1782, phát hiện ra đất sét Shiromon, và hình thành dòng gốm Shiro Satsuma. Tới năm 1844, gốm Naeshirogawa phát triển thành Nishikite và Kinbankite.
b) Dòng gốm Tateno
Năm Khánh Trường thứ 6 (1601), nghệ nhân Kim Kai (Nakaji Hoshiyama) đã mở một lò nung ở khu vực Uto, Chosa ( nay là Aira-cho, aira-gun). Sử dụng Shiromon, những nghệ nhân đã sản xuất gia cụ, trà cụ trong trà đạo và đồng thời làm quà tặng cho giới thượng lưu và trung lưu. Những sản phẩm thời kì đầu của Tateno được xem là Satsuma cũ. Qua quá trình phát triển lâu dài, các sản phẩm Tateno vẫn được lưu truyền cho tới ngày này.
Bị gián đoạn tạm thời bởi Duy Tân Minh Trị, vào năm Minh Trị 32 (1899), Anyamacho Tairo đã hồi sinh lò gốm Kuromon ở phía nam thành phố Kagoshima.
c) Dòng gốm Ryumonji
Năm Khánh Trường thứ 13 (1608), nghệ nhân Hochu đã mở lò nung ở Kajiki Ryuguchizaka. Dưỡng tử của Hochu, Yamamoto Wanemon, đã thừa kế gia nghiệp của cha và mở lò nung ở Ryumonji.
3. Satsuma đen và Satsuma trắng
Từ sự khác biệt về tính chất, gốm Satsuma chia làm 2 loại, Satsuma đen (Kuro mon) và Satsuma trắng (Shiro mon).
a) Satsuma trắng (白もん)
Satsuma trắng (Shiro mon), nhờ sử dụng đất sét vàng kem đặc biệt, được phủ với lớp men sáng màu, làm cho bề mặt của đồ gốm có độ chi tiết và tinh tế cao.
Cho tới khi đất sét sáng màu được phát hiện ở thành phố Hioki, đồ gốm Satsuma trắng được chế tác từ đất sét được các nghệ nhân mang từ Triều Tiên. Các sản phẩm mang kĩ thuật đặc trưng của các nghệ nhân Triều tiên được chế tác từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu đó được gọi là Hibakaride. Sự phát hiện ra đất sét trắng, không còn phụ thuộc vào nguồn đất sét đến từ Triều Tiên là một trong những sự kiện quan trọng, từ đây tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Satsuma trắng sau này.
Satsuma trắng được chế tác ở sông Kanno và Sashiro, không phải để sản xuất dành cho thường dân, nhưng để phục vụ riêng cho gia tộc Shimazu. Tuy nhiên, đồ gốm vẫn được vẽ tối giản, ít thu hút. Nhưng sau đó, các nghệ nhân được học học kỹ thuật vẽ trên sứ Kinrante ở cố đô Kyoto. Từ đây gốm Satsuma không chỉ trở nên lỗng lấy, nhờ vào việc sử dụng hài hòa các màu sắc: vàng, đỏ, xanh lá cây, tím mà còn rất tinh xảo khi được áp dụng các kĩ thuật học từ Hoàng gia Kyoto và có tên gọi là Kyo-Satsuma (京薩摩).
Khi Nhật bản mở cửa vào cuối thời Edo, gốm sứ Nhật bản với chất lượng và kĩ thuật tuyệt vời được xuất khẩu sang phương Tây. Đồ gốm của Satsuma được trưng bày tại hội chợ triển lãm được tổ chức ở Paris vào năm 1867 và được đã đạt được thành công vang dội.
a) Satsuma đen (黒もん)
Trái với Satsuma trắng, Đồ gốm Satsuma đen (Kuro mon) được thường dân ưa chuộng và sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Kuro mon – đất sét Shirasu được lấy từ khu vực có núi lửa ở Kagoshima, có hàm lượng sắt cao và được nung ở nhiệt độ cao, nên Satsuma đen có màu đen tuyền đặc trưng. Do vậy Satsuma đen mang những đặc tính tuyệt vời để sản xuất dân dụng.